[NĂM DẬU, BÀN VỀ LOÀI GÀ] GÀ MÁI CHUYỂN GIỚI, BẠN CÓ TIN?
Hiện tượng sinh học tự nhiên này có cơ chế chỉ xảy ra một chiều. Thường thì gà mái có buồng trứng hoạt động nằm bên trái. Mặc dù có hai cơ quan sinh dục hiện diện trong quá trình phôi thai của các loài chim, khi gene của gà mái tham gia vào, nó thường chỉ phát triển buồng trứng bên trái. Tuyến sinh dục bên phải, vẫn chưa xác định được là buồng trứng hay tinh hoàn hoặc tuyến sinh sản lưỡng tính, thường không hoạt động.
Vài trường hợp như u buồng trứng hay tuyến thượng thận nhiễm bệnh có thể khiến buồng trứng bên trái của gà mái thoái hoá, không thể sản ra kích tố giới tính cái. Khi mất đi buồng trứng trái đang hoạt động thì cơ quan sinh dục chưa được kích hoạt bên phải, nếu là tinh hoàn hay tuyến sinh sản lưỡng tính, có thể phát triển và tiết ra kích tố đực (androgen), khiến cho gà mái mọc lông như gà trống, cất tiếng gáy, thay đổi hành vi giống gà trống và BOOM! Cô gà mái của chúng ta bỗng chốc thành chú gà trống. Hiện tượng này được gọi là phát dục tính biệt.
Thật ra thì cô nàng không hoàn toàn biến thành một gã trống đâu. Sự chuyển tiếp này khiến gà mái trở thành con đực về kiểu hình, tức về di truyền thì vẫn là một cô gà mái. Cô gà sẽ không đẻ trứng nhưng cũng không thể thụ tinh cho trứng.
Sự phát dục tính biệt, cũng giống như mọi tính trạng khác, đều là kết quả tác động lẫn nhau giữa di truyền và ngoại cảnh. Ở những sinh vật phân hoá đực cái đều có nhiễm sắc thể giới tính xác định chúng là cái hay đực. Nhưng khi còn nhỏ, sinh vật có thể phát dục theo cả hai hướng đực hoặc cái. Nếu môi trường trong và ngoài đặc biệt có lợi cho sự phát dục theo giới tính ngược lại, nó sẽ sản sinh ra kết quả “quái dị”. Đó là hiện tượng chuyển ngược tính biệt.
Liệu chuyển ngược tính biệt có thể di truyền được không?
Đã có người lấy ếch châu Phi để thí nghiệm. Dưới ảnh hưởng của kích tố cái, toàn bộ ếch con đực phát triển thành ếch cái và chúng đều có thể đẻ trứng hoặc thụ tinh. Nhưng, nhiễm sắc thể giới tính của chúng vẫn là đực như cũ. Nếu cho những con ếch cái này giao phối thụ tinh, chúng sẽ đẻ ra toàn ếch đực. Bởi vì những con ếch cái chuyển ngược tính biệt này chỉ có thể sản sinh tế bào trứng mang nhiễm sắc thể Z, trong khi những con ếch đực bình thường cũng chỉ có thể sản sinh tinh trùng mang nhiễm sắc thể Z.
Đã có người lấy ếch châu Phi để thí nghiệm. Dưới ảnh hưởng của kích tố cái, toàn bộ ếch con đực phát triển thành ếch cái và chúng đều có thể đẻ trứng hoặc thụ tinh. Nhưng, nhiễm sắc thể giới tính của chúng vẫn là đực như cũ. Nếu cho những con ếch cái này giao phối thụ tinh, chúng sẽ đẻ ra toàn ếch đực. Bởi vì những con ếch cái chuyển ngược tính biệt này chỉ có thể sản sinh tế bào trứng mang nhiễm sắc thể Z, trong khi những con ếch đực bình thường cũng chỉ có thể sản sinh tinh trùng mang nhiễm sắc thể Z.
Vì vậy sau khi giao phối, chúng chỉ sản sinh ra trứng thụ tinh ZZ, phát triển thành ếch đực. Cho nên, sự phát dục giới tính chịu ảnh hưởng của kích tố làm biến đổi ngược. Đây chỉ là sự thay đổi kiểu hình, còn cơ sở di truyền của nó nằm trong nhiễm sắc thể giới tính vẫn giữ nguyên không đổi.
Theo Vnexpress và Livescience
Post a Comment