CÂU CHUYỆN VỀ NGUYÊN TỐ CACBON
CÂU CHUYỆN VỀ NGUYÊN TỐ CACBON
Có thể nói rằng con người biết đến Cacbon rất sớm. Những đám than hồng còn lại sau những trận thiên tai cháy rừng là những dẫn chứng về sự tìm thấy Cacbon đầu tiên. Và chắc chắn, khi con người biết cách làm ra lửa và giữ lửa thì Cacbon luôn luôn là người bạn đồng minh của con người.
Kim cương và than chì cũng được biết từ xa xưa. Màu sắc đẹp đẽ và độ cứng vô song của kim cương là đề tài cho bao chuyện thần tiên lưu truyền từ xưa đến nay. Kim cương và than chì đều có ở dạng tự nhiên trong vỏ Trái Đất. Lịch sử ghi nhận rằng chỉ đến nửa sau thế kỷ 16, than chì mới được dùng làm lõi bút chì. Ta gọi than chì, nhiều nước gọi là grafit, bởi vì “grafo” theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là “viết”.
Dưới tác dụng của nhiệt, than đá có thể biến thành than chì.
Ngày nay nhiều em học sinh đã biết rằng nói đến tính cứng thì ví như kim cương, mềm thì ví như than chì, nhưng chúng đều cùng một chất Cacbon mà ra.
Nhưng xin hỏi: làm thế nào mà biết được điều ấy? Đầu tiên là năm 1694, một số người muốn nấu chảy những viên kim cương bé để thu được viên kim cương lớn hơn bằng cách dùng kính lúp để hội tụ tia nắng mặt trời lên kim cương. Kết quả, kim cương cháy và biến mất!
Mãi đến năm 1772, nhà hóa học vĩ đại Pháp Lavoadiê mới chứng minh được rằng khi đốt cháy kim cương thì tạo thành khí cacbonic, cũng giống như khi đốt than củi vậy.
Đến năm 1778, nhà hóa học Thụy Điển Sile cũng nhận thấy rằng khi nung nóng mạnh, than cháy và cho khí cacbonic.
Cùng một nguyên tố nhưng tồn tại ở một số dạng đơn chất khác nhau, hóa học gọi đó là hiện tượng thù hình. Ngoài kim cương và than chì, cacbon còn có một dạng thù hình nữa gọi là cacbin có màu đen (chắc là fuleren :P)
Kim cương được khai thác nhiều nhất ở Nam Phi. Có thể có em học sinh mơ ước rằng giá mình được đi đãi kim cương? Xin đừng! Ở Nam Phi, công nhân được tuyển là những người da đen và họ đã phải chịu những kỉ luật nghiệm ngặt: phải sống tập trung, mỗi lần đi làm phải trần truồng như nhộng. Mỗi khi nhớ nhà muốn về thăm quê phải bị nhốt một thời gian và bắt uống thuốc tẩy để kiểm tra xem có nuốt kim cương vào dạ dày không.
Nói đến giá trị của kim cương thì em học sinh nào cũng biết, nhưng trả lời thật đúng giá trị thì có lẽ chỉ được 50%. Kim cương với vẻ đẹp tuyệt vời khi có ánh sáng chiếu qua, đã được dùng làm đồ trang sức quý tộc từ mấy nghìn năm nay. Đó là giá trị biểu hiện sự giàu sang phú quý. Nhưng giá trị độc tôn trong công nghiệp của kim cương chính là độ cứng vô song của nó.
Kim cương quý như vậy, tại sao các nhà hóa học không có ý nghĩ điều chế kim cương nhân tạo? Ý nghĩ đó đã có từ hai thế kỷ trước. Đãi đất đá để tìm cho được kim cương cũng vất vả lắm. Muốn thu được 1 gam kim cương từ mỏ kim cương phải vật lộn với trung bình 20 tấn đất đá!
Hai thế kỷ trước đây chưa giải quyết được vấn đề điều chế kim cương nhân tạo từ than chì vì chưa tạo ra được áp suất lớn. Phải chờ đến năm 1955, với sự đóng góp của các nhà khoa học Anh, vấn đề điều chế kim cương nhân tạo mới thành công. Cần phải có nhiệt độ nung khoảng 3000 độ C dưới áp suất lớn hơn 50.000 atm với sự có mặt của một số chất xúc tác kim loại. Thế mà viên kim cương nhân tạo nặng không quá 0,2 gam, màu sắc lại quá rực rỡ vì ảnh hưởng của tạp chất.
Kim cương và than chì cũng được biết từ xa xưa. Màu sắc đẹp đẽ và độ cứng vô song của kim cương là đề tài cho bao chuyện thần tiên lưu truyền từ xưa đến nay. Kim cương và than chì đều có ở dạng tự nhiên trong vỏ Trái Đất. Lịch sử ghi nhận rằng chỉ đến nửa sau thế kỷ 16, than chì mới được dùng làm lõi bút chì. Ta gọi than chì, nhiều nước gọi là grafit, bởi vì “grafo” theo tiếng Hi Lạp có nghĩa là “viết”.
Dưới tác dụng của nhiệt, than đá có thể biến thành than chì.
Ngày nay nhiều em học sinh đã biết rằng nói đến tính cứng thì ví như kim cương, mềm thì ví như than chì, nhưng chúng đều cùng một chất Cacbon mà ra.
Nhưng xin hỏi: làm thế nào mà biết được điều ấy? Đầu tiên là năm 1694, một số người muốn nấu chảy những viên kim cương bé để thu được viên kim cương lớn hơn bằng cách dùng kính lúp để hội tụ tia nắng mặt trời lên kim cương. Kết quả, kim cương cháy và biến mất!
Mãi đến năm 1772, nhà hóa học vĩ đại Pháp Lavoadiê mới chứng minh được rằng khi đốt cháy kim cương thì tạo thành khí cacbonic, cũng giống như khi đốt than củi vậy.
Đến năm 1778, nhà hóa học Thụy Điển Sile cũng nhận thấy rằng khi nung nóng mạnh, than cháy và cho khí cacbonic.
Cùng một nguyên tố nhưng tồn tại ở một số dạng đơn chất khác nhau, hóa học gọi đó là hiện tượng thù hình. Ngoài kim cương và than chì, cacbon còn có một dạng thù hình nữa gọi là cacbin có màu đen (chắc là fuleren :P)
Kim cương được khai thác nhiều nhất ở Nam Phi. Có thể có em học sinh mơ ước rằng giá mình được đi đãi kim cương? Xin đừng! Ở Nam Phi, công nhân được tuyển là những người da đen và họ đã phải chịu những kỉ luật nghiệm ngặt: phải sống tập trung, mỗi lần đi làm phải trần truồng như nhộng. Mỗi khi nhớ nhà muốn về thăm quê phải bị nhốt một thời gian và bắt uống thuốc tẩy để kiểm tra xem có nuốt kim cương vào dạ dày không.
Nói đến giá trị của kim cương thì em học sinh nào cũng biết, nhưng trả lời thật đúng giá trị thì có lẽ chỉ được 50%. Kim cương với vẻ đẹp tuyệt vời khi có ánh sáng chiếu qua, đã được dùng làm đồ trang sức quý tộc từ mấy nghìn năm nay. Đó là giá trị biểu hiện sự giàu sang phú quý. Nhưng giá trị độc tôn trong công nghiệp của kim cương chính là độ cứng vô song của nó.
Kim cương quý như vậy, tại sao các nhà hóa học không có ý nghĩ điều chế kim cương nhân tạo? Ý nghĩ đó đã có từ hai thế kỷ trước. Đãi đất đá để tìm cho được kim cương cũng vất vả lắm. Muốn thu được 1 gam kim cương từ mỏ kim cương phải vật lộn với trung bình 20 tấn đất đá!
Hai thế kỷ trước đây chưa giải quyết được vấn đề điều chế kim cương nhân tạo từ than chì vì chưa tạo ra được áp suất lớn. Phải chờ đến năm 1955, với sự đóng góp của các nhà khoa học Anh, vấn đề điều chế kim cương nhân tạo mới thành công. Cần phải có nhiệt độ nung khoảng 3000 độ C dưới áp suất lớn hơn 50.000 atm với sự có mặt của một số chất xúc tác kim loại. Thế mà viên kim cương nhân tạo nặng không quá 0,2 gam, màu sắc lại quá rực rỡ vì ảnh hưởng của tạp chất.
Nguồn: Truyện kể 109 nguyên tố hóa học
Ảnh minh họa: Viên kim cương xanh lớn nhất thế giới.
(Kim cương xanh rất quý hiếm và đắt hơn kim cương không màu rất nhiều. Kim cương xanh chỉ có thể được tìm thấy ở 1 nơi duy nhất trên thế giới là Nam Phi).
Bài đăng cúa báo dantri.com về việc tìm thấy viên kim cương xanh lớn nhất thế giới.
http://dantri.com.vn/…/phat-hien-vien-kim-cuong-xanh-cuc-hi…
Ảnh minh họa: Viên kim cương xanh lớn nhất thế giới.
(Kim cương xanh rất quý hiếm và đắt hơn kim cương không màu rất nhiều. Kim cương xanh chỉ có thể được tìm thấy ở 1 nơi duy nhất trên thế giới là Nam Phi).
Bài đăng cúa báo dantri.com về việc tìm thấy viên kim cương xanh lớn nhất thế giới.
http://dantri.com.vn/…/phat-hien-vien-kim-cuong-xanh-cuc-hi…
- Tuấn An -
Post a Comment