HÀNH TINH KIM CƯƠNG
HÀNH TINH KIM CƯƠNG
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một hành tinh có diện tích lớn gấp hai lần và trọng lượng gấp 8 lần Trái Đất mà thành phần cấu tạo chủ yếu là kim cương.
Phát hiện trên vừa được một nhóm các nhà nghiên cứu tại đại học Yale của Mỹ mà đứng đầu là nhà thiên văn học Nikku Madhusudhan công bố. Được đặt tên là 55 Cancri e, hành tinh này lần đầu được quan sát hồi năm ngoái. Tuy nhiên khi đó các nhà nghiên cứu cho rằng thành phần cấu tạo của nó tương tự với Trái Đất.
Phải đến sau nay một nghiên cứu chi tiết hơn do một nhóm các nhà khoa học Pháp và Mỹ tiến hành mới chỉ ra rằng 55 Cancri e có cấu tạo khác xa Trái Đất. “Có vẻ hành tinh đó chủ yếu được tạo thành từ carbon (như than chì và kim cương), sắt, silicon, cac-bua và có thế có cả silicat”, các nhà khoa học khẳng định.
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, có tới một phần ba trọng lượng của hành tinh này là kim cương, trong khi đó phần lõi của Trái Đất chủ yếu gồm oxy và rất ít carbon. Kanani Lee, đồng tác giả của bản nghiên cứu cho biết. Dù vậy khoảng cách từ Trái Đất tới hành tinh này lên tới 40 năm ánh sáng, khiến những ai có ý định tới đây khai thác kim cương có lẽ phải suy nghĩ lại.
55 Cancri e có tốc độ di chuyển quanh ngôi sao của nó cực nhanh khi một năm chỉ dài có 18 giờ. Và cũng bởi khoảng cách giữa nó và ngôi sao tương tự mặt trời này rất gần, nhiệt độ trên bề mặt của “hành tinh kim cương” này trung bình khoảng 2148 độ C.
“Các ngôi sao có cấu tạo khá đơn giản. Chỉ cần biết trọng lượng và tuổi của nó bạn có thể biến cấu trúc cơ bản và lịch sử hình thành nó" - David Spergel, nhà thiên văn học tại đại học Princeton nói, “nhưng các hành tinh thì phức tạp hơn. Hành tinh giàu kim cương này có thể chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều những phát hiện đang đợi chúng ta khám phá tại các hành tinh xung quanh các ngôi sao gần với Trái Đất”.
Phát hiện trên vừa được một nhóm các nhà nghiên cứu tại đại học Yale của Mỹ mà đứng đầu là nhà thiên văn học Nikku Madhusudhan công bố. Được đặt tên là 55 Cancri e, hành tinh này lần đầu được quan sát hồi năm ngoái. Tuy nhiên khi đó các nhà nghiên cứu cho rằng thành phần cấu tạo của nó tương tự với Trái Đất.
Phải đến sau nay một nghiên cứu chi tiết hơn do một nhóm các nhà khoa học Pháp và Mỹ tiến hành mới chỉ ra rằng 55 Cancri e có cấu tạo khác xa Trái Đất. “Có vẻ hành tinh đó chủ yếu được tạo thành từ carbon (như than chì và kim cương), sắt, silicon, cac-bua và có thế có cả silicat”, các nhà khoa học khẳng định.
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, có tới một phần ba trọng lượng của hành tinh này là kim cương, trong khi đó phần lõi của Trái Đất chủ yếu gồm oxy và rất ít carbon. Kanani Lee, đồng tác giả của bản nghiên cứu cho biết. Dù vậy khoảng cách từ Trái Đất tới hành tinh này lên tới 40 năm ánh sáng, khiến những ai có ý định tới đây khai thác kim cương có lẽ phải suy nghĩ lại.
55 Cancri e có tốc độ di chuyển quanh ngôi sao của nó cực nhanh khi một năm chỉ dài có 18 giờ. Và cũng bởi khoảng cách giữa nó và ngôi sao tương tự mặt trời này rất gần, nhiệt độ trên bề mặt của “hành tinh kim cương” này trung bình khoảng 2148 độ C.
“Các ngôi sao có cấu tạo khá đơn giản. Chỉ cần biết trọng lượng và tuổi của nó bạn có thể biến cấu trúc cơ bản và lịch sử hình thành nó" - David Spergel, nhà thiên văn học tại đại học Princeton nói, “nhưng các hành tinh thì phức tạp hơn. Hành tinh giàu kim cương này có thể chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều những phát hiện đang đợi chúng ta khám phá tại các hành tinh xung quanh các ngôi sao gần với Trái Đất”.
Theo AFP
Nguồn: dantri.com ngày 15/10/2012
- Tuấn An -
Post a Comment