Header Ads

Lịch sử đặt tên các nguyên tố hóa học

Lịch sử đặt tên các nguyên tố hóa học


Khi tìm ra 1 nguyên tố trong bang tuan hoan hoa hoc,người ta đặt tên nó ntn? 


Trải qua hàng ngàn năm lịch sử,các nhà khoa học đã trả lời câu hỏi đo bằng nhiều cách khác nhau.
Đa số các nhà khoa học đã chọn tên để tôn vinh một nhân vật,một địa danh hay để mô tả tính chất của nguyên tố mới.Ngay cả các nguyên tố đã biết từ lâu đời không rõ ai đã tìm ra,nhưng tên của chúng vẫn có ý nghĩa từ nguyên.
Cho đến thời TRung Cổ,người ta mới chỉ biết có chín nguyên tố : vàng,bạc,thiếc,thủy ngânđồngchìsắt,cacbon và lưu huỳnh.
Tên của các kim loại có nguồn gốc từ tiếng La Tinh mô tả đặc tính của chúng hoặc mang tên nơi khai thác.

Aurum (vàng) có nghĩa là buổi bình minh vàng.

Argentum (bạc) có nghĩa sáng bóng.

Stannum (thiếc) có nghĩa là dễ nóng chảy.

Hydrorgyrum (thủy ngân) có nghĩa là nước bạc.Còn hai cái kia thì có ý nghĩa vì sao lại như thía là vì:
Tên 1 số nguyên tố có lẽ bắt nguồn từ chữ Phạn (Sanskrit) có trước chữ La Tinh.Nhiều nước gọi tên nguyên tố theo tiếng nước mình.Chẳng hạn người Ănglôxacxông cổ gọi thủy ngân là Mercury ,còn người Pháp gọi là Mercure.
Mecure là tên Sao Thủy,đó cũng là tên thần "tín sứ" trong thần thoại La Mã,là tên thần "thương mại" trong thần thoại 1 số nước Châu Âu khác.Sao thủy là 1 vì tinh tú chuyển động nhanh qua bầu trời cũng như thủy ngân là kim loại lỏng duy nhất và "chạy" rất nhanh.Mặt khác,người ta ví nó với thần "thương mại" vì nó cũng linh hoạt như các bác lái buôn.

Plumbum (chì) có nghĩa là nặng.

Cuprus (đồng) mang tên vùng Cyprus, nới có nhiều mỏ đồng.
Cho đến thế kỉ 17, hóa học vẫn chưa phải là 1 khoa học thật sự, nó mới chỉ là 1 số hiểu biết kô định lượng,kô có hệ thống.Vì vậy việc đặt tên cho các nguyên tố mới tìm ra vẫn còn mang tính chất tùy tiện.

Chẳng hạn tên nguyên tố Stibi là lấy từ tên chất Stibi (Sb2S3) dùng để tô đen long mày phụ nữ.Tên La Tinh của nó là Stibium, nghĩa là "dấu vết để lại".
Người Pháp gọi nguyên tố này là Antimoine (phản lại thầy tu chứ hông phải là phản lại và thầy tu)bắt nguồn từ sự kiện sau. Để thử nghiệm tính chất sinh lý của nó, 1 tu sĩ trong 1 giáo đường đã trộn Stibi vào thức ăn của đồng đạo và nhiều tu sĩ đã lâm nạn.theo tiếng Pháp thì Anti có nghĩa là phản lại,còn Moine có nghĩa là thầy tu.Zinrum (kẽm) bắt guồn từ tiếng Hy Lạp Arsenikos có nghĩa`là giống đực bởi vì các nhà giả kim thuật tin rằng kim loại cũng có giống đực, giống cái như muôn loài sinh vật. Còn nguời Ba Tư gọi nó là Zarnik có nghĩa là màu vàng.

Năm 1787, A. Lavoisier,nhà hóa học lỗi lạc người Pháp đã xuất bản cuốn "Danh pháp hóa học" trong đó ông đề nghị nên thống nhất cách đặt tên các nguyên tố hóa học bằng cách dựa vào tính chất của mỗi nguyên tố.

Trong suốt 125 năm sau đó, hầu hết các nguyên tố đều được đặt tên ứng với tính chất của chúng. Chẳng hạn 1 số ng tố có tên tiếng Pháp như sau : 

Hydrogène  (Hydro-hydrogenium) theo chữ La Tinh Hydrosgen-sinh ra nước (khi đốt khí hydro)

Oxygène (oxi-oxigenium) theo chữ Latinh Oksys-gen có nghĩa là sinh ra axit (ở đây,Lavoadie ngộ nhận axit nào cũng chứa axit)

Brome (brom) băt nguồn từ chữ Bromos có nghĩa là hôi,thối

- Argon (agon) bắt nguồn từ chữ A-ergon có nghĩa là "không phản ứng" 
Thật ra,ban đầu Ramsay và Reileigh - những người tìm ra ng tố này đặt tên nó là "Aer" có nghĩa là "từ không khí" . Nhưng 2 ông bị công kích kịch liệt vì tên Aeron quá gần với tên Aeron là anh cả của Moise và là đại giáo chủ của người Do Thái. Radium theo tiếng Latinh nghĩa là "tia" được dùng để đặt tên cho ng tố RadiRadon cũng là 1 ng tố phóng xạ tự nhiên.

Màu sắc của ng tố hoặc màu của gạch quang phổ đặc trưng của ng tố cũng thường được dùng để biểu thị tính chất của ng tố.
Chẳng hạn tên các ng tố sau đây có nguồn gốc từ tiếng Latinh hay Greek có nghĩa là:

Iot (Ioeides) : màu tím

Iridi (Iris) : cầu vồng (do hợp chất có nhiều màu sắc khác nhau)

Xesi (Celcius) : xanh da trời

Indi (Indium) : chàm

Tali (Thalios) : xanh lục

Tuy nhiên, trái với dề nghị của Lavoadie, nh` nguyên tố vẫn được đặt tên theo các thiên thể, các nhân vật thần thoại,các nhà khoa học,các địa danh đã tìm ra ng tố,các quặng, các cây chứa ng tố hoặc theo mê tín dị đoan, đôi khi tên ng tố còn chứa đựng lịch sử tìm ra chúng.
- Những ng tố mang tên các thiên thể và thiên thần : 

*Heli : mặt trời

*Telu (Tellurium) : đất

*Selen : mặt trăng (được tìm ra gần như đồng thời với Telu)

*Xeri (Cerium) : sao Thần nông

*Urani : sao Thiên Vương

*Neptuni : sao Hải Vương

*Plutoni : sao Diêm Vương
2 ng tố đứng sau Urani là Neptuni và Plutoni được đặt theo tên của 2 ngôi sao đứng sau sao Thiên Vương trong Thái Dương hệ

Không có nhận xét nào

Hình ảnh chủ đề của sololos. Được tạo bởi Blogger.